DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Cuộc cách mạng chuyển đổi số ở Yên Bái

14/05/2023

Năm 2023 được tỉnh Yên Bái xác định là năm bứt phá về CĐS, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 51- NQ/TƯ về CĐS tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Mục lục bài viết

    Hội nghị trực tuyến về công tác chuyển đổi số năm 2023 và đánh giá kết quả phối hợp giữa tỉnh Yên Bái với tập đoàn Viettel, tập đoàn VNPT.

     

    Xác định nền tảng quan trọng trong chuyển đổi số (CĐS) xuất phát từ sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành, các địa phương, mỗi doanh nghiệp và người dân, từ năm 2022 tỉnh Yên Bái đã gắn các chỉ tiêu CĐS trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

    Tạo nền tảng vững chắc

    Tỉnh Yên Bái đã thành lập Ban Chỉ đạo về CĐS tỉnh do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban chỉ đạo; thành lập Ban Chỉ đạo về CĐS tại các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố; thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại 173 xã, phường, thị trấn và 1.356 thôn, bản, tổ dân phố. Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước (cùng Lạng Sơn, Thái Nguyên) hoàn thành 100% thành lập Tổ CĐS cộng đồng cấp xã, cấp thôn.

    Đây cũng là năm đầu tiên triển khai Bộ chỉ số đánh giá CĐS (DTI) đối với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

    Tỉnh Yên Bái đã triển khai thí điểm và nhân rộng 7 mô hình CĐS: Tổ CĐS cộng đồng, mô hình CĐS cấp xã, mô hình CĐS tại trường học, mô hình cơ quan nhà nước, Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái, mô hình CĐS cấp huyện, mô hình công dân số.

    Về thể chế, Yên Bái đã ban hành 32 văn bản quan trọng làm nền tảng triển khai các nhiệm vụ CĐS trên địa bàn tỉnh; Triển khai nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” tới 43,8% tổng số chi bộ trên toàn tỉnh. Số tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia/tỉnh tạo lập mới trong năm 2022 là 52.959 tài khoản.

    Hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt

    Kết quả đáng ghi nhận

    Về kinh tế số, Yên Bái đứng thứ 7/63 các tỉnh, thành trên cả nước về số sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử; đứng thứ 15/63 về số lượng tài khoản hoạt động trên voso.vn và PostMart.

    Về xã hội số, Yên Bái thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt: Số tài khoản ngân hàng khách hàng cá nhân tăng 30,77%, số tài khoản Mobile Money tăng trưởng 72,7%.

    Công tác hỗ trợ CĐS cho doanh nghiệp được triển khai mạnh mẽ. Viettel Yên Bái đã thử nghiệm 2 trạm phát sóng 5G; hoàn thành triển khai Trung tâm Điều hành đô thị thông minh thị xã Nghĩa Lộ; tích hợp chữ ký số cá nhân/doanh nghiệp vào Cổng Dịch vụ công của tỉnh; hỗ trợ các HTX đưa 132 nông sản lên sàn Voso.vn...

    Với những nỗ lực lớn của cả địa phương, theo kết quả DTI được Bộ TT&TT công bố năm 2022, tỉnh Yên Bái ở vị trí 27/63 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vị trí 5/14 tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

    Phát huy những kết quả đã đạt được, Yên Bái đề ra mục tiêu vươn lên vào nhóm 25 tỉnh, thành dẫn đầu về CĐS. Giải pháp CĐS quan trọng nhất là "Tổ CĐS cộng đồng”. Đây là lực lượng nòng cốt ở mỗi địa bàn "đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn và đưa người dân lên môi trường mạng thông qua các nền tảng số quốc gia như ứng dụng công dân số quốc gia VNeID, thiết lập tài khoản và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nền tảng nộp thuế điện tử eTax, nền tảng sách nói ReaVol…

    Nhiệm vụ CĐS đột phá là "Nền tảng công dân số tỉnh Yên Bái” - là ứng dụng duy nhất dành cho công dân của Yên Bái. Yên Bái tập trung cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phản ánh, trả lời kiến nghị giữa người dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin về các hoạt động của tỉnh, các địa phương nhằm triển khai có hiệu quả định hướng trọng tâm của năm dữ liệu số quốc gia 2023.

    Theo diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện