DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Cộng đồng doanh nhân Việt Nam VCEO chính thức trở thành Tổ chức Xã hội được Sở kế hoạch đầu tư cấp phép

02/07/2023

VCEO là tên gọi viết tắt của Cộng đồng doanh nhân Việt Nam. VCEO bao gồm những người kinh doanh uy tín và doanh nhân tại Việt Nam, có mục tiêu chung là tạo ra mạng lưới, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển kinh doanh. Cộng đồng doanh nhân Việt Nam VCEO bao gồm các doanh nhân, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh.
Mục lục bài viết

    I. VCEO chính thức trở thành Tổ chức xã hội hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam 

    Mục tiêu của cộng đồng doanh nhân Việt Nam VCEO là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, đẩy mạnh kết nối và hợp tác kinh doanh giữa các thành viên trong cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam.

    Cộng đồng doanh nhân Việt Nam VCEO có thể tổ chức các sự kiện networking, hội thảo, diễn đàn và hoạt động giao lưu để tạo cơ hội cho các doanh nhân gặp gỡ, trao đổi ý kiến, học hỏi và xây dựng quan hệ kinh doanh. Ngoài ra, VCEO cũng có thể cung cấp tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ cho các thành viên trong việc giải quyết các vấn đề và thách thức trong kinh doanh.

    Có nhiều cộng đồng doanh nhân Việt Nam tồn tại, bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận, hiệp hội, câu lạc bộ và mạng lưới doanh nghiệp. Mỗi cộng đồng có phạm vi và hoạt động khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và phương pháp của chính họ. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, Cộng đồng doanh nhân VCEO thực sự là môi trường đáng tin cậy và nhiều lợi ích để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hội nhập toàn cầu.

    VCEO là Tổ chức kết nối doanh nhân được Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà nội cấp phép hoạt động từ ngày 22/01/2018 (Mã số doanh nghiệp: 0108142786). Trong suốt 5 năm hình thành và phát triển, VCEO đã khẳng định sự uy tín trong mọi hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số và phát triển kinh doanh. 

    Để tiếp tục thực hiện sứ mệnh và phát huy những thế mạnh sẵn có một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và xã hội. Ngày 29/06/2023, VCEO chính thức trở thành Tổ chức xã hội được sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp phép hoạt động theo mục tiêu xã hội với mã số doanh nghiệp là: 0110402047.

    II. VCEO - Mục tiêu xã hội, môi trường và phương thức giải quyết:

    (Đã được công bố thông tin trên cổng thông tin quốc gia)

    Các vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp nhằm giải quyết

    Phương thức, cách thức kinh doanh của doanh nghiệp

    1. VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG

    + Vấn nạn canh tác lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm ảnh hưởng đến môi trường canh tác cũng như chất lượng sản phẩm. Điều này tác động xấu đến sức khỏe người lao động (nông dân) và người sử dụng thực phẩm (người tiêu dùng). Về lâu dài phá hoại môi trường sống và suy thoái sức khỏe người dân.

    + Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp; đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát, hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng…gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa. Những vấn đề này cản trở mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

    + Môi trường làm việc, trình độ lao động cũng như thu nhập của bà con nông dân ở mức thấp và yếu kém.

    + Việt Nam trở thành một trong TOP4 quốc gia với lượng rác nhựa năm 2022 tương đương với toàn Châu Âu vào những năm 2010.

    1. VẤN ĐỀ VỀ TRẺ EM

    + Có khoảng 5,5 triệu trẻ em ở Việt Nam bị thiếu thốn ít nhất trong 2 lĩnh vực: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường, hoặc hòa nhập xã hội (theo báo cáo của Unicef tháng 10/2022)

    1. VẤN ĐỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP

    + Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh, tính đến cuối năm 2021, cả nước có khoảng 870 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động; hơn 26.000 hợp tác xã với tổng số 6,8 triệu thành viên, 2,5 triệu lao động và hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh. Quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ (chiếm trên 94%), còn lại là các doanh nghiệp quy mô lớn. Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng.

    + Chuyển đổi số là một cơ hội để sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp. Điều này đang góp phần tạo ra các doanh nghiệp y tế số, giáo dục số, nông nghiệp số, logistic, giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch... hoạt động theo những phương thức mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động. Tuy nhiên, đối với không ít doanh nghiệp, hoạt động chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức

    1. Về cách thức, phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp tiến hành

    Với mong muốn cải thiện hơn điều kiện sản xuất kinh doanh cho nông dân và đa dạng sinh học; cải thiện điều kiện học tập và vui chơi, cùng chung tay chắp cánh thêm ước mơ cho các em nhỏ dân tộc thiểu số và miền núi có một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng tôi dự kiến triển khai chuỗi hoạt động từ việc kinh doanh, huy động nguồn lực của công ty và kết hợp với vận động nguồn lực đến từ các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế, để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi trường, phát triển Nông nghiệp và hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

    Ngoài ra, chúng tôi cũng triển khai các hoạt động tư vấn, huấn luyện, đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận và phát triển trong mọi mặt.

    2. Đối tượng được hưởng lợi

    - Bà con nông dân

    - Trẻ em

    - Doanh nghiệp

    - Người tiêu dùng

    3. Hoạt động kinh doanh của công ty góp phần giải quyết vấn đề xã hội đã nêu:  

    • Hỗ trợ bà con canh tác Nông nghiệp hữu cơ như hỗ trợ về kỹ thuật, khoa học công nghệ…tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng như rau xanh, trái cây hữu cơ đáp ứng ra thị trường. Hoạt động này góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, giảm lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch, bảo vệ đất cũng như bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
    • Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc tiểu số và các địa phương qua phát triển văn hóa – du lịch như một số món ăn đặc sản vùng Tây Bắc: thắng cố Sa Pa của người Mông, trâu gác bếp, cơm lam của người Thái, măng đắng, xôi ngũ sắc của người Tày…cùng với việc gắn tiêu  thụ sản phẩm với phát triển các hoạt động văn hóa, du lịch địa phương.
    • Góp phần bảo vệ môi trường biển, chống xâm nhập mặn bằng các hoạt động liên quan đến trồng cây ven biển, hạn chế rác thải ven biển hay hỗ trợ bà con vùng ven biển.
    • Hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn bằng cách phát triển các sản phẩm nông thôn mang đặc trưng vùng miền, truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn, ứng dụng công nghệ, thúc dẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn như số hóa các thông tin, tài liệu về các điểm du lịch nông thôn…giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, đẩy mạnh sản xuất và bán các sản phẩm địa phương… góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đồng thời nông thôn mới là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch nông nghiệp, nông thôn”.
    • Các hoạt động giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với giáo duc, y tế và chăm lo vấn đề dinh dưỡng cũng như hỗ trợ các em về điều kiện sống như đóng góp quỹ xây trường học, bệnh xá tại các vùng sâu, vùng xa, lập các quỹ hỗ trợ giải quyết vấn đề xóa đói cho các em Các hoạt động này tạo điều kiện để các em được đến trường tiếp cận kiến thức xóa mù chữ, được chăm sóc cũng như nâng cao sức khỏe giúp các em có một tương lai tươi sáng và sau này phục vụ xây dựng quê hương.
    • Công ty dự kiến kinh doanh: Các sản phẩm về công nghệ và dịch vụ số hóa như các sản phẩm kỹ thuật số, các phần mềm văn phòng điện tử, ebook, khóa học trực tuyến…để tạo ra doanh thu, cũng như để hỗ trợ các mô hình doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường mà công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay.
    • Công ty sẽ trích 20% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để hỗ trợ người nông dân phát triển cây trồng có thế mạnh tại địa phương, phát triển cây nông nghiệp và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương như một số cây cà phê, cao su, hồ tiêu trồng tại khu vực Tây Nguyên, cây chè ở Thái Nguyên Tuyên Quang, điều tỉnh Bình Phước… giúp bà con xóa đói giảm nghèo và từng bước phát triển kinh tế địa phương
    • Công ty sẽ trích 20% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số từng phần như ứng dụng chuyển đổi số trong mô hình bán hàng, phát triển kênh bán hàng, mở rộng tệp khách hàng giúp doanh nghiệp thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng đưa ra các sản phẩm, chương trình bán hàng phù hợp, cải thiện quan hệ khách hàng, giảm thiểu các gián đoạn kinh doanh, giúp tối ưu quy trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp đặc biệt trong các ngành thời trang, tiêu dùng nhanh, công nghệ. Ứng dụng chuyển đổi số trong quản trị nhân lực giúp tối ưu chi phí nhân lực trong việc vận hành, cải thiện năng suất và quản lý công việc, nhờ các công cụ phân tích giúp đưa ra các phân tích chính xác cho quyết định của doanh nghiệp Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất, tài chính giúp tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hiệu quả cho doanh nghiệp
    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện