DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Sau 3 năm, tổng tài sản của "đại gia năng lượng" này tăng gần gấp 3 lần lên 4 tỷ USD

28/03/2022

Trong bối cảnh thủy điện được cho là đã hết dư địa khai thác, nhiệt điện cũng khó mở rộng quy mô khi các tổ chức tài chính quốc tế theo đuổi chính sách tín dụng xanh, nhiều nhà quan sát khẳng định nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng mạnh trở lại trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19, các dự án năng lượng tái tạo ngày càng bùng nổ trên khắp thế giới.
Mục lục bài viết

    Vài năm gần đây, Trung Nam là một cái tên nổi bật trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Hiện tập đoàn này đang sở hữu 3 dự án thủy điện và 7 dự án năng lượng tái tạo trên khắp các tỉnh thành cả nước. Đáng chú ý nhất là là dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam Thuận Nam - Ninh Thuận 450MW với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, khánh thành cuối năm 2020.

    Hiện nay, Tập đoàn này vẫn đang tiếp tục triển khai nhiều dự án quy mô tầm cỡ: dự án Điện gió Ea Nam - Đắk Lắk 400 MW, tổng mức đầu tư 16.500 tỷ đồng, dự án Điện mặt trời Thuận Bắc - Ninh Thuận 204MW, dự án Điện mặt trời Trà Vinh 140MW. Cả 3 dự án điện gió ở EaNam – Đắk Lắk, điện gió số 5 Phước Hữu Ninh Thuận và điện gió ngoài khơi Đông Hải 1 ở Trà Vinh đều vận hành trước hạn 31/10/2021, kịp hưởng giá FIT ưu đãi của Chính phủ.

    Sau 3 năm, tổng tài sản của "đại gia năng lượng" này tăng gần gấp 3 lần lên 4 tỷ USD

    Tập đoàn này hướng đến mục tiêu kinh doanh tới năm 2025 sẽ nâng mức công suất sở hữu lên 3,8 GW năng lượng tái tạo và 1,5 GW điện khí LNG, duy trì tăng trưởng 20% mỗi năm. Giai đoạn 2020 - 2021, tập đoàn này đã huy động hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu cho mục tiêu năng lượng tái tạo, trong bối cảnh Chính phủ ban hành các nghị định mới, yêu cầu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu buộc phải đáp ứng được tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, có phương án sử dụng vốn rõ ràng, hiệu quả cao.

    Mới đây, Vietcombank và HSBC đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược thông qua các công tác đánh giá và cung cấp các giải pháp tài chính bền vững cho tập đoàn này trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Sau 3 năm, tổng tài sản của "đại gia năng lượng" này tăng gần gấp 3 lần. Cụ thể, năm 2019, tài sản hợp nhất của Trungnam Group đạt ngưỡng 33.728 tỷ đồng, năm 2020 tăng 65% lên mức 55.485 tỷ đồng, và lên đến 92.568 tỷ đồng vào cuối 2021, tức đã tăng 2,75 lần chỉ sau 2 năm.

    Năng lượng tái tạo ở Việt Nam sẽ đón dòng vốn hàng chục tỷ đô từ quốc tế

    Trong tháng 2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc tiếp và làm việc với ông Alok Kumar Sharma - Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc lần thứ 26 (COP 26) nhân dịp ông có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. 

    Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin, sau hội nghị COP 26, nhận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng phương án cập nhật lại dự thảo Quy hoạch điện VIII, chú trọng phát triển nguồn điện theo hướng đánh giá lại tính khả thi các nguồn nhiệt điện than để tiếp tục giảm điện than; phát triển mạnh điện khí, nhất là điện khí LNG để đảm bảo an ninh năng lượng và tăng khả năng hấp thụ nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo quy mô lớn; phát triển mạnh mẽ nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, nhất là điện gió và điện mặt trời; bố trí nguồn điện đảm bảo cân đối vùng miền, tránh truyền tải xa và đảm bảo dự phòng hợp lý ở từng miền.

    Sau 3 năm, tổng tài sản của "đại gia năng lượng" này tăng gần gấp 3 lần lên 4 tỷ USD

    Với những kế hoạch đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Việt Nam cần hỗ trợ quốc tế về nguồn vốn ưu đãi rất lớn để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giải pháp vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia vừa đóng góp có hiệu quả mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ông Alok Sharma, Chủ tịch COP 26 cho rằng, có thể huy động các nguồn tài chính công và tư nhân nhằm thực hiện cam kết đưa ra tại COP26 để đầu tư vào các dự án hạ tầng xanh. Khuyến khích Việt Nam tích cực tận dụng nguồn lực này.

    Tại buổi làm việc, các đối tác khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn lớn, lên tới 130 tỷ USD tới năm 2030 từ các nguồn khác nhau: thông qua các Quỹ Đầu tư Khí hậu, Quỹ tăng trưởng sạch do Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á quản lý, Quỹ của Liên minh năng lượng toàn cầu…

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện