DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Phúc Long "thay da đổi thịt" khi về tay Masan: 2 tháng mang về 257 tỷ đồng doanh thu, biên lợi nhuận gộp tăng vượt trội

29/04/2022

Biên lợi nhuận gộp của thương hiệu này cũng tăng đáng kể sau khi được Masan tiếp quản.
Mục lục bài viết

    Phúc Long "thay da đổi thịt" khi về tay Masan: 2 tháng mang về 257 tỷ đồng doanh thu, biên lợi nhuận gộp tăng vượt trội

    Trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 vừa được tổ chức vô cùng hoành tráng vào sáng 28/4,  Trusting Social là cái tên chiếm khá nhiều "spotlight" khi là đối tác chiến lược mới được Masan công bố ngay trong ĐHĐCĐ, đồng thời CEO còn có bài thuyết trình ấn tượng dài hơn 20 phút. 

    Việc chi 65 triệu USD để mua lại 25% cổ phần Trusting Social là động thái tiếp theo trong công cuộc "đi chợ" M&A của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Masan trở thành hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ tích hợp từ offline đến online ("O2"). 

    Trong lúc đón chờ những kết quả của màn hợp tác với Trusting Social thì khoản đầu tư vào Phúc Long của Masan dường như đã bắt đầu cho trái ngọt. 

    Báo cáo tài chính Quý 1/2022, Masan cho biết, doanh thu 2 tháng đầu năm của thương hiệu Phúc Long được hợp nhất vào báo cáo tài chính của Tập đoàn và đạt 257 tỷ đồng.

    Trong đó 70% đến từ các cửa hàng lớn ("flagship"), 14% từ các kiosk và còn lại từ các cửa hàng nhỏ và kênh bán hàng qua doanh nghiệp ("B2B"). Đến cuối Quý 1/2022, Phúc Long Heritage vận hành 78 cửa hàng flagship, 760 kiosk và 13 cửa hàng nhỏ.

    Điểm đáng chú ý là biên lợi nhuận gộp lên tới 68,6% và EBITDA ghi nhận 18,3%.

    Trong năm 2022, Tập đoàn Masan đặt kế hoạch mở rộng hệ thống qua việc mở 100 cửa hàng flagship, 400 kiosk tại các điểm bán của WinCommerce. Phúc Long Heritage tiếp tục chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu tại các thành phố lớn cũng như đẩy nhanh việc mở kiosk tại các đô thị loại 2. Danh mục sản phẩm được bổ sung thêm các dòng sản phẩm cà phê giúp nâng cao giá trị thương hiệu tại các cửa hàng flagship. Đối với các kiosk, Phúc Long Heritage dự kiến xây dựng thực đơn mới với mức giá phải chăng giúp tăng lưu lượng khách hàng tại các điểm bán của WCM.

    Masan dự kiến trong năm tài chính 2022, doanh thu Phúc Long sẽ đạt từ 2.500 đến 3.000  tỷ đồng. 

    Phúc Long thay da đổi thịt khi về tay Masan: 2 tháng mang về 257 tỷ đồng doanh thu, biên lợi nhuận gộp tăng vượt trội - Ảnh 1.

    Một kiosk Phúc Long trong cửa hàng Winmart+

    Trước đó, hồi tháng 5/2021, Masan xác nhận The Sherpa - một thành viên của Masan đã chi 15 triệu USD để mua lại 20% cổ phần Phúc Long Heritage, doanh nghiệp sở hữu Phúc Long. Thời điểm đó, Phúc Long mới được định giá 75 triệu USD. 

    Đến ngày 9/2/2022, Masan đã công bố việc tiếp tục mua thêm 31% cổ phần của chuỗi trà & và cà phê Phúc Long trong tháng 1, qua đó nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu 51%. Masan đã chi 110 triệu USD cho 31% cổ phần mua thêm, tương ứng định giá vốn cổ phần của Phúc Long là 355 triệu USD, P/E xấp xỉ 15x dựa trên ước tính lợi nhuận sơ bộ năm 2022.

    Trước khi bắt tay với Masan, Phúc Long là thương hiệu trà & cà phê đình đám nhưng thực tế lãi khá mỏng so với các "đồng nghiệp" trên thị trường. Năm 2019, chuỗi ghi nhận doanh thu khoảng 779 tỷ đồng, tăng 65% so với 2018 và gấp gần 3 lần so với kết quả năm 2016. Điều này giúp Phúc Long trở thành người dẫn đầu về doanh thu, vượt trội hơn hẳn các đối thủ khác trong ngành trà sữa như ToCoToCo, Gong Cha, Koi Cafe, Bobapop hay Dingtea, Sharetea.

    Xét về biên lợi nhuận, trong khi các chuỗi khác như Highlands Coffee đạt biên lợi nhuận gộp (gross margin) khoảng 68%, The Coffee House khoảng 70%, thì Phúc Long trước khi về với Masan chỉ khoảng 35%, nhỉnh hơn Starbucks (19%). Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Phúc Long chưa đến 50 tỷ đồng.

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện