DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Một số lưu ý về quản trị nhân sự giai đoạn khởi nghiệp

28/04/2019

Quản trị nhân sự là hoạt động chức năng quan trọng có sự tác động lớn tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp giai đoạn khởi nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp giai đoạn khởi nghiệp với sự hạn chế về nguồn lực, đặc biệt sự hạn chế về nguồn lực tài chính, không ít các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới công tác quản trị nhân sự.
Mục lục bài viết

    Đặt vấn đề

    Quản trị nhân sự là hoạt động chức năng quan trọng có sự tác động lớn tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp giai đoạn khởi nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp giai đoạn khởi nghiệp với sự hạn chế về nguồn lực, đặc biệt sự hạn chế về nguồn lực tài chính, không ít các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới công tác quản trị nhân sự. Trong bài viết này, tác giả đề cập tới một số vấn đề quan trọng cần được các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp lưu ý.

    1. Quản trị nhân sự dựa trên kinh nghiệm và chủ quan cá nhân

    Trong những năm đầu khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp thường chú trọng đến công nghệ và thị trường. Chủ doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp phải đồng thời lo toan hầu hết các vấn đề chiến lược đến công nghệ, thị trường, tài chính, kế toán, nhân sự… Thực tế này đáp ứng yêu cầu xử lý vấn đề nhanh, linh hoạt, chi phí thấp, phù hợp với cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Báo cáo chất lượng lãnh đạo doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2013) cho thấy chủ doanh nghiệp thường yếu về quản trị nhân sự. Trong giai đoạn khởi nghiệp, năng lực quản trị nhân sự của chủ doanh nghiệp được ví như là chiếc áo quá chật so với mục tiêu và tham vọng phát triển của bản thân chủ doanh nghiệp. Do đó, rất nhiều vấn đề của doanh nghiệp phát sinh và thiếu giải pháp đột phá, có tính hệ thống bởi chủ doanh nghiệp gặp khó khăn  trong  ra  quyết  định.  Điểm  đáng nói hơn cả, ít chủ doanh nghiệp nhận ra những hạn chế này và có hành động để tự học hỏi và thuê nhân sự, huy động sự tham gia của chuyên gia…

    Nếu chủ doanh nghiệp vượt qua được chính mình để coi giá trị học hỏi và có giải pháp hợp lý để bổ sung được hạn chế của bản thân về quản trị nhân sự thì khả năng thành công của doanh nghiệp sẽ cao hơn nhiều. Bởi xét cho cùng, các nguyên nhân thất bại khác cũng đa phần đến từ việc doanh nghiệp thiếu nhân sự đủ năng lực để điều hành và chèo lái doanh nghiệp thích ứng với biến đổi của thị trường.

    2. Phân vai chưa rõ và quản trị xung đột yếu giữa các đồng sáng lập doanh nghiệp

    Nhiều người lựa chọn khởi nghiệp cùng nhau. Khởi nghiệp theo nhóm luôn khá phổ biến. Khởi nghiệp theo nhóm giúp các chủ doanh nghiệp cùng nhau triển khai ý tưởng, phát huy thế mạnh của nhau, huy động nguồn lực của nhau và chia sẻ rủi ro. Đa phần các doanh nghiệp tư nhân thành công của Việt Nam có xuất phát điểm từ khởi nghiệp theo nhóm.

    Tuy nhiên, rủi ro lại đến từ các mâu thuẫn giữa các nhà đồng sáng lập doanh nghiệp bởi sự khác biệt về quan điểm, tranh chấp về lợi ích và không quản trị được sự thay đổi phương thức ra quyết định phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Khi khởi đầu khó khăn thì các nhà đồng sáng lập doanh nghiệp khá đoàn kết, cùng nhau nếm mật nằm gai; nhưng khi doanh nghiệp khởi sắc, có kết quả tài chính tốt thì cũng là lúc các mâu thuẫn xuất hiện. Rất nhiều nhà đồng sáng lập doanh nghiệp phải chia tay nhau trong những năm đầu tiên với lý do mâu thuẫn cá nhân trong quản lý điều hành. Bài toán này đến từ nguyên nhân cơ bản là quản trị hệ thống chưa tốt, chưa phân vai và thỏa thuận rõ ràng giữa những nhà khởi nghiệp để đảm bảo chủ động quản trị sự thay đổi. Quá trình quản trị không chuyển đổi kịp từ thói quen sang “đúng vai thuộc bài”.

    Thực tế này đòi hỏi các nhà đồng sáng lập cần thỏa thuận với nhau ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp về phương thức quản lý của doanh nghiệp trong những giai đoạn tiếp theo. Điều này nên được cụ thể hóa vào Điều lệ công ty. Khi doanh nghiệp đi vào quỹ đạo, cần áp dụng triệt để nguyên tắc quản trị công ty; phân định rõ vai trò của từng cá nhân trên vai trò cổ đông, vai trò thành viên hội đồng quản trị, vai trò giám đốc điều hành, hay vai trò chuyên gia… Khi doanh nghiệp đi vào quỹ đạo, doanh nghiệp cần có một nhà lãnh đạo đủ tầm và năng lực để quyết sách.

    3. Thiếu giải pháp thu hút và giữ chân được nhân tài

    Lý do đưa ra phổ biến là giai đoạn khởi nghiệp thiếu nguồn lực nên khó khăn thu hút nhân tài. Do đó doanh nghiệp có xu hướng thuê và sử dụng nhân lực có mức tiền lương thấp, năng lực đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây có lẽ là sai lầm lớn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tham vọng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ đổi mới sáng tạo, và muốn thu hút vốn của nhà đầu tư.

    Thu  hút  nhân  tài  về  chính  là  chìa khóa giúp quá trình khởi nghiệp thành công. Nhưng để thu hút được nhân tài, hai yếu tố chi phối khả năng thu hút người tài đó là: 1/Bản thân chủ doanh nghiệp không đủ năng lực để sử dụng nhân tài. Khi tầm nhìn của chủ doanh nghiệp còn hẹp, thì doanh nghiệp khởi nghiệp  khó  thu  hút  được  nhân  tài;  2/ Sự hấp dẫn của ý tưởng và dự án khởi nghiệp. Khi ý tưởng và dự án khởi nghiệp tốt, tiềm năng cao, đó là chìa khóa để thu hút nhân tài. Ngược lại, rất khó thu hút người tài về tham gia doanh nghiệp khởi nghiệp mà họ không đánh giá tốt về tương lai của doanh nghiệp.

    Giải pháp thu hút người tài cũng khá đa dạng. Doanh nghiệp khởi nghiệp thường ưu tiên sử dụng Chương trình Quyền chọn mua cổ phần để thu hút nhân sự giỏi về tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp. Đây là hình thức cùng nhau cam kết nỗ lực và cùng trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp trong tương lai. Với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, giá trị của doanh nghiệp sau 5 năm có thể gấp ngàn, triệu lần quy mô hiện tại. Một cổ phiếu tại thời hiện đại có giá trị lớn trong tương lại.

    Giải pháp khác là thuê và cộng tác với các chuyên gia sẽ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sử dụng được chất xám mà không nhất thiết phải tuyển dụng nhân sự. Sự cầu thị và nhiệt huyết của các nhà khởi nghiệp luôn nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ của các chuyên gia, thay vì cần nhiều tiền.

    4. Thiếu quan tâm đầu tư cho hệ thống và xây dựng văn hóa doanh nghiệp

    Do quy mô doanh nghiệp nhỏ, nhiều doanh nghiệp không chú trọng tuyển dụng nhân sự chuyên trách làm quản lý nhân sự; cũng như thiếu chú trọng chuẩn hóa quy trình, hệ thống quản trị nhân sự. Các hoạt động được chú trọng chưa đúng mức gồm quy chế tuyển dụng, quy chế đánh giá, ứng dụng hệ thống KPI, quy chế tiền lương và phúc lợi, quy chế lao động và văn hóa doanh nghiệp… Do thiếu tính hệ thống, nên các công việc được xử lý nhiều khi theo sự vụ và cảm tính. Thiếu quan tâm đến xây dựng hệ thống quản trị nhân sự, thường kéo theo là sự phân cấp, phân quyền yếu, khó phát triển được đội ngũ cán bộ cấp trung giỏi, tỷ lệ nghỉ việc cao… Đặc biệt, các vấn đề thường phát sinh liên quan đến hợp đồng lao động, nghỉ việc, vi phạm sở hữu trí tuệ, mất bí quyết kinh doanh do nhân viên nghỉ việc.

    Chủ doanh nghiệp là nên quan tâm ngay từ đầu ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm quản trị nhân sự, và sử dụng chuyên gia để thiết kế ngay chính sách và các quy chế quản trị nhân sự để đảm bảo hệ thống vận hành rõ ràng, minh bạch, đúng pháp luật, thu hút, sử dụng và phát triển được nhân sự.

    Thuê dịch vụ quản lý của công ty dịch vụ quản lý cũng rất hiệu quả. Giải pháp này cho phép doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nhanh nhất với hệ thống quản lý chuẩn mực. Hệ thống càng minh bạch và bài bản, khả năng thu hút đối tác chiến lược càng cao.

    5. Mất quyền kiểm soát doanh nghiệp do không am hiểu quản trị công ty

    Doanh nghiệp giai đoạn khởi nghiệp có nhu cầu tăng trưởng lớn, nhu cầu vốn đầu tư cao. Giải pháp huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp giai đoạn khởi nghiệp là tăng vốn và mở rộng chủ sở hữu. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp từ chối phát triển và tiếp nhận nhà đầu tư chiến lược bởi nguy cơ mất quyền kiểm soát doanh nghiệp đến từ không tiếp tục sở hữu chi phối vốn. Ngược lại, nhiều chủ doanh nghiệp tiếp nhận nhầm nhà đầu tư chiến lược nên nhanh chóng phải chuyển quyền kiểm soát doanh nghiệp, mất đi đứa con tinh thần của mình.

    Giải pháp là chủ doanh nghiệp cần có tham vấn chuyên gia pháp lý, nhân sự và cần am hiểu về quản trị công ty. Có rất nhiều giải pháp có thể áp dụng. Trước hết là phải lựa chọn nhà đầu tư chiến lược đúng. Nhà đầu tư chiến lược đúng thường  không  đòi  hỏi  kiểm  soát  quản lý doanh nghiệp bởi họ tôn trọng người nắm giữ ý tưởng kinh doanh và tin rằng chỉ có người này tiếp tục điều hành thì doanh nghiệp mới thành công. Tiếp theo, có nhiều hình thức hợp đồng đầu tư cho phép thu hút thêm nhiều cổ đông góp vốn, cổ đông hưởng cổ tức ưu đãi, nhưng vẫn duy trì được quyền biểu quyết, quyền phủ quyết

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện