DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Hàng loạt nhà băng “ồ ạt” rao bán tài sản BĐS đảm bảo vì nỗi lo nợ xấu

27/07/2020

Hoạt động đầu tư, kinh doanh không đem lại hiệu quả, khó khăn do đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 khiến hàng loạt doanh nghiệp lâm vào cảnh "sống dở chết dở" dẫn đến không còn khả năng chi trả nợ ngân hàng.
Mục lục bài viết

    Trước lo ngại nợ xấu tăng cao, ngân hàng phải vừa bù đắp cho khoản vay mà khách hàng không trả được theo Hợp đồng tín dụng đã ký, vừa phải trả lãi tiền huy động từ tổ chức và người dân dẫn đến hoạt động của Ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Chính vậy, trong thời gian vừa qua hàng loạt ngân hàng như VietinBank, BIDV, MB bank,... liên tục phát đi thông báo chào bán nhiều bất động sản bảo đảm với giá từ vài tỷ đến cả trăm tỷ đồng.

    Nhiều nhà băng lo ngại nợ xấu, đã tăng cường chào bán tài sản đảm bảo là BĐS.

    Có thể nhắc đến trong số đó là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – ViettinBank (CTG) vừa có loạt các thông báo bán nhiều tài sản bảo đảm.

    Cụ thể, ngày 1/7/2020, VietinBank thông báo bán đấu giá tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Trung tâm thương mại phức hợp Cần Thơ Center 3,23 ha, với giá khởi điểm là 190 tỷ đồng. Thông báo bán tài sản bảo đảm gồm 30 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất với diện tích đất hơn 5 ha tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, cùng nhiều tài sản khác để xử lý 105 tỷ đồng dư nợ của Công ty cổ phần Thép Việt Thái. Ngân hàng này trước đó cũng từng thông báo bán đấu giá hàng loạt BĐS khác với giá hàng chục tỷ đồng.

    Một đơn cử khác là ngân hàng tên tuổi như Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV cụ thể: Ngân hàng này hồi đầu tháng 4/2020, phát đi thông báo chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton Node (huyện Nhà Bè, TP.HCM). Toàn bộ số nợ gốc, tiền lãi phát sinh tại thời điểm bán đấu giá (tính đến ngày 29/3) là 4.063 tỷ đồng.

    Tiếp đó, BIDV tiếp tục đấu giá một khoản nợ của Công ty Nhà Hưng Ngân gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch bán nợ hơn 500 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm của khoản nợ là nhiều bất động sản của doanh nghiệp tại TP.HCM, Hà Nội, Phú Quốc (Kiên Giang). Được biết, theo báo cáo tài chính hợp nhất Quý I/2020 tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đến 31/3/2020 là hơn 1.446 nghìn tỷ đồng.

    Ngoài ViettinBank, BIDV thì cái tên Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank) cũng đang miệt mài bán nợ, phát mãi tài sản, trong đó nhiều tài sản rao bán nhiều lần vẫn không tìm được người mua.

    Điểm lại trong số đó là thông báo về việc chào bán khoản nợ của Công ty cổ phần Phúc Lộc, với giá hơn 223 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo của khoản vay là toàn bộ công trình xây dựng trên đất, tài sản gắn liền với đất và lợi ích phát sinh hình thành thuộc dự án cảng ICD Phúc Lộc tại địa chỉ xã Ninh Phúc và phường Bích Đào, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

    MB Bank cũng phát đi thông báo về việc lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá: Quyền sử dụng đất của, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có địa chỉ tại Thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, có diện tích 13677,9 m2. Hồi đầu tháng 5/2020 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng có thông báo về việc chào bán khoản nợ của Công ty TNHH MTV Dệt 19-5 Hà Nội.

    Trước đó, Ngân hàng này thông báo về việc chào bán khoản nợ với tài sản là diện tích sàn Trung tâm thương mại Chợ Mơ tại 459C phố Bạch Mai, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng (là tài sản bảo đảm của MB). Tổng diện tích mặt sàn 8.027,1 m2.

    Những cái tên khác cũng nằm trong “top” này có thể nhắc tới như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank mới đây cũng đã rao bán dự án Khu nhà ở cao tầng và khu vui chơi thể dục thể thao tiểu khu 3 – khu dân cư Bình Trị Đông và một phần thửa đất số 122 tại phường Bình Trị Đông B với giá khởi điểm 6.029 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank cũng rao bán các tài sản thế chấp là hai bất động sản tại Tây Ninh với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng.

    Trước tình hình trong nước và thế giới, theo giới chuyên gia tài chính, với diễn biến thị trường như hiện nay, nhất là dịch COVID-19 kéo dài, mới đây lại có dấu hiệu bùng phát trở lại, dẫn đến các bất động sản thế chấp sẽ khó xử lý hơn. Nhiều ngân hàng có thể phải bán với giá thấp, hoạch chấp nhận tăng nợ xấu.

    Nguồn: thuongtruong.com.vn

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện