DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Tiền Điện một giá, liệu có bất lợi cho người nghèo?

13/08/2020

Vừa qua, Bộ Công Thương đã đề xuất 2 phương án lấy ý kiến tính giá điện. Theo đó, Phương án 1 là Áp dụng biểu giá 5 bậc thang và Phương án 2 là Khách hàng áp dụng biểu giá 5 bậc thang hoặc lựa chọn áp dụng biểu giá một giá.
Mục lục bài viết

    Theo phương án 2, vẫn duy trì được ưu điểm của Phương án 1 như khuyến khích được sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, số tiền ngân sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách không thay đổi.

    Mức giá điện một giá cao hơn so với giá bậc 1 hiện hành. Theo EVN tính toán (nếu áp dụng biểu giá mới này) số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội hàng năm tăng từ mức trên 1.000 tỷ đồng/năm lên 1.240 tỷ đồng/năm vậy thử hỏi liệu EVN có đang "moi tiền" trong để đi làm "từ thiện" hay không? (ảnh minh họa) 

    Đồng thời, cả hai phương án đưa ra đều có giá điện 4 bậc đầu giống nhau. Do vậy dù áp dụng phương án nào thì các khách hàng sử dụng điện ở mức dưới 700kWh (hiện chiếm trên 98% tổng số khách hàng) đều có chi phí tiền điện bằng nhau - Giải thích của Bộ Công thương trước đó.

    Bộ Công thương cũng nhấn mạnh, đối với tất cả các phương án, các khách hàng sử dụng dưới 600 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm so với giá điện hiện hành, cụ thể là từ 2.800 đến 12.800 đồng, ngoại trừ các khách hàng nếu sử dụng điện ở mức 300 kWh thì số tiền điện phải trả tăng thêm là 7.100 đồng.

    Theo Bộ Công thương thông tin: Khác với phương án một giá điện đã đưa ra lấy ý kiến trước đây là bằng giá điện bình quân sinh hoạt. Phương án một giá bằng giá điện sinh hoạt bình quân không nhận được sự ủng hộ của phần đông các Bộ ngành đã lấy ý kiến.

    Theo đó, do mức giá điện một giá cao hơn so với giá bậc 1 hiện hành, từ đó số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội hàng năm tăng từ mức trên 1.000 tỷ đồng/năm lên khoảng 1.240 tỷ đồng/năm.

    Từ các phân tích của Bộ công thương nêu trên, để vẫn đảm bảo mục tiêu sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, ngân sách nhà nước hỗ trợ hộ nghèo, chính sách xã hội không thay đổi và đảm bảo giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân không thay đổi, trên cơ sở ý kiến các Bộ, ngành, theo đó, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án lấy ý kiến tính giá điện như đã nêu trên?

    Cũng theo Bộ này, nếu áp giá điện một giá ở mức bằng mức giá bình quân thì để đảm bảo giá điện sinh hoạt bình quân không đổi sẽ phải điều chỉnh tăng mức giá bán lẻ ở các mức dưới 700 kWh/tháng. Phương án này có lợi cho các khách hàng sử dụng điện nhiều nhưng sẽ ảnh hưởng tới trên 98% khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình trong xã hội.

    Nguồn: thuongtruong.com.vn

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện