DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Người lạ ơi, 2019 sắp tới rồi: Thay đổi ngay 12 thói xấu này để có hi vọng năm mới "lột xác"

27/12/2018

Người lạ ơi, 2019 sắp tới rồi: Đừng ì ạch thế, đừng mỏi mệt thế! Thay đổi ngay 12 thói xấu này để có hi vọng năm mới "lột xác". Thói quen nào rồi cũng thay đổi được, cái chính là bạn có quyết tâm không.
Mục lục bài viết

    1. Không có mục tiêu rõ ràng 

    Cuộc sống không mục tiêu là hành trình lang thang vô định, không biết sẽ trôi dạt về đâu. Khi sống không mục tiêu rõ ràng, con người sẽ không biết tập trung trí tuệ, sức lực, thời gian vào việc gì, nên dễ bỏ lỡ cơ hội. Biểu hiện của cuộc sống không mục tiêu rõ ràng được Lou Holtz, tác giả, diễn giả về động lực sống mô tả: "Nếu bạn thấy chán ngán cuộc đời, nếu bạn thức dậy mỗi sáng mà không có một khát khao cháy bỏng làm một điều gì đó thì bạn đang thiếu mục tiêu cho mình".

    2. Luôn chậm trễ

    Trong những môi trường chuyên nghiệp, chậm trễ là điều không thể chấp nhận. Thói quen này khiến người khác nghĩ bạn bất cẩn và không đáng tin. Theo một nghiên cứu, những người không nhanh nhẹn thường xuyên lo lắng, mất kiểm soát và bất cần.

    3. Muốn an phận

    Sếp của bạn thật tệ hại, bạn ghét ông ấy nhưng bạn nghĩ rằng mình được trả tiền để làm những việc theo yêu cầu nên bạn im lặng và chấp nhận sống qua ngày trong một môi trường buồn chán. Những người thất bại là những người tự thoả mãn với những gì đang diễn ra và không bao giờ chịu tìm một phương pháp tốt hơn để nâng cao kết quả.

    Hãy đứng lên và nói ra những điều bạn nghĩ. Hãy có can đảm để thay đổi. Dù kết quả thế nào thì cảm giác được làm điều đúng đắn cũng là một động lực to lớn cho bạn tiếp tục con đường của mình.

    4. Luôn trì hoãn

    Phương châm của những người này là: "Việc gì ngày mai làm được thì để mai làm". Những người này có một đặc điểm chung là họ không biết quý trọng thời gian. Họ cảm thấy ổn khi luôn phải giải quyết công việc tồn đọng từ những ngày trước.

    Chúng ta cần phải hiểu rằng: con người đã bắt đầu chết dần ngay từ giây phút được sinh ra, và mỗi ngày là một món quà. Do đó, hãy giải quyết hết mọi việc ngay lập tức để đón chào ngày mới với những mục tiêu mới.

    5. Thụ động

    Sẽ rất thuận lợi nếu chúng ta được người khác giúp đỡ, chỉ bảo hay định hướng thực hiện một công việc nào đó. Nhưng nếu chỉ thụ động mà làm theo người khác, thì rốt cuộc chúng ta sẽ chỉ là một con rối. Thụ động và chỉ thích làm khi được chấp thuận chính là một trong số những hành vi khiến người không thành công không bao giờ có thể đạt được vinh quang trong cuộc sống lẫn sự nghiệp.

    6. Không biết chi tiêu

    Nếu túi tiền luôn rỗng, tức là bạn đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính dài hạn. Tiết kiệm tiền rất quan trọng cho tương lai của bạn. Hãy duy trì thói quen này bằng cách tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn tiêu xài quá tay.

    7. Đổ lỗi cho người khác 

    Ngày nay dường như trách nhiệm cá nhân là điều đang bị thiếu đi. Nếu bạn là người luôn đổ lỗi cho người khác về sự không thành công của mình, bạn cần chấm dứt ngay việc đó. Thay vào đó, hãy nhìn thẳng vào gương. Người đối diện mà bạn đang nhìn thấy chính là người duy nhất có thể khiến bạn thành công hay thất bại.

    Bạn có một sức mạnh để thay đổi cuộc sống - thậm chí, đó có thể chỉ là thái độ. Nếu bạn chỉ đổ lỗi cho họ vì hoàn cảnh của bạn thì bạn đang làm một điều không tốt với chính bản thân mình rồi đó. Hãy chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình. Đó là điều duy nhất mà bạn có thể làm. Không ai có thể thay đổi cuộc sống của bạn ngoài trừ bạn.

    8. Thiếu niềm tin vào bản thân 

    Biểu hiện phổ biến nhất của căn bệnh thiếu tự tin thể hiện qua cụm từ “tôi không thể” khi xuất hiện cơ hội hay khả năng nào đó. Người thiếu niềm tin sẽ tìm đủ mọi lý do để biện minh cho sự né tránh hành động, mà thực chất là tự đóng cánh cửa tiềm năng của bản thân. Một số người không dám nghĩ đến việc lớn vì thiếu niềm tin, nên thường hay ngụy biện “phải tỏ ra thực tế”. 

    Người đoạt giải Nobel Hòa Bình Jody Williams cho rằng: “Sự khác biệt giữa một người bình thường và một người xuất chúng nằm ở cách nhìn đối với bản thân trong mối tương quan với cuộc đời. Có niềm tin vào chính mình, bạn có thể vượt qua bất cứ trở ngại nào trong cuộc sống”. 

    9. Có những mối quan hệ không lành mạnh

    Nếu bạn coi trọng bản thân mình thì chắc chắn bạn sẽ không tha thứ cho những hành vi xấu của người khác. Đôi khi, con người ta có những mối quan hệ không tốt bởi họ sợ hãi khi phải ở một mình - hay vì những lý do vô tận khác.

    Tuy nhiên, hãy nhớ rằng: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Nếu xung quanh bạn không có những người có cảm xúc lành mạnh thì làm sao bạn có được những cảm xúc lành mạnh cho chính mình.

    10. Thiếu ý thức tự kỷ luật đối với bản thân 

    Đức phật Thích Ca dạy rằng: “Thắng một vạn quân không bằng tự thắng chính mính”. Còn Plato, triết gia cổ Hy Lạp thì cho rằng: “Trong mọi thành công, chiến thắng chính bản thân mình là chiến thắng quan trọng và vĩ đại nhất. Bị khuất phục trước bản thân là thất bại nhục nhã và đáng xấu hổ nhất”. Sự thiếu ý thức tự kỷ luật rất dễ dẫn đến việc dễ dãi với bản thân trước những cám dỗ thường trực trong cuộc sống, làm chệch hướng bước đi của mình.

    11. Nỗi sợ thất bại 

    Khi mang trong lòng nỗi sợ thất bại, con người sẽ không dám hành động. K. D. Harrell, tác giả quyển “Attitude is Everything for Success” khẳng định: “Tiếng nói có sức hủy diệt mạnh mẽ nhất không đến từ người khác mà ở ngay bên trong bản thân chúng ta”. William Shakespeare thì nói một cách hình tượng về sự thât bại từ nỗi sợ: “Người bạc nhược chết nhiều lần trước khi chết”.

    12. Suy nghĩ tiêu cực

    Người không thành công không tự tìm ra những mặt tích cực của cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh mà chỉ tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực. Họ cũng có xu hướng kết giao với những người có chung tính cách và "tự củng cố nhau" bằng những lời bào chữa khi không đạt được một mục tiêu nào đó.

    Theo Trí Thức Trẻ

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện