DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Bộ luật Lao động 2019: Quyền lợi của người lao động được bảo đảm

31/08/2020

Hợp đồng lao động là một nội dung của Bộ luật Lao động, quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, hợp đồng lao động là một phần rất quan trọng, là hình thức ban đầu làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động, là giai đoạn đầu tiên thể hiện sự hợp tác của các bên để đi đến sự thống nhất nhằm tạo lập quan hệ lao động sau này.
Mục lục bài viết

    Nhiều điểm mới trong giao kết hợp đồng lao động

    Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019 (BLLĐ 2019) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 thay thế Bộ luật Lao động năm 2012 với nhiều nội dung nổi bật, trong đó có các quy định về giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ).

    Quyền lợi của NLĐ được quy định trong BLLĐ 2019 theo hướng có lợi hơn, cụ thể NLĐ có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc (Điều 5), NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ với NLĐ trước khi nhận NLĐ vào làm việc (Điều 13). Ngoài tổ chức công đoàn theo Luật Công đoàn, BLLĐ 2019 quy định NLĐ có quyền thành lập, tham gia hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp (Điều 170).

    Theo quy định tại BLLĐ 2019, HĐLĐ theo mùa vụ bị bãi bỏ, chỉ còn hai loại HĐLĐ là hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn (Điều 20).

    Điều 14 BLLĐ 2019 quy định, ngoài hai hình thức giao kết HĐLĐ bằng văn bản và bằng lời nói theo quy định hiện hành, hình thức giao kết HĐLĐ thông qua giao dịch điện tử được bổ sung từ ngày 1/1/2021.

    Hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói có thể thực hiện đối với hợp đồng có thời hạn dưới một tháng.

    Hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản bắt buộc phải thực hiện đối với: 1. Công việc theo mùa vụ, công việc nhất định dưới 12 tháng với nhóm NLĐ từ đủ 18 tuổi trở lên; NLĐ trong nhóm được ủy quyền để giao kết HĐLĐ (Điều 18); 2. Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật luật của người đó (Điều 145); 3. Lao động là người giúp việc nhà (Điều 162).

    Chế độ thử việc đối với NLĐ

    Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ của công việc, nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm 4 điều kiện, trong đó bổ sung một điều kiện so với quy định hiện hành là “Thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp” (Điều 25).

    HĐLĐ với người cao tuổi

    Nhà nước khuyến khích sử dụng NLĐ cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. NLĐ cao tuổi có quyền thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian (Điều 148).

    NSDLĐ được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi (Điều 149). 

    Nguồn: doanhnhansaigon.vn

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện