DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Thúc đẩy phát triển 6 ngành kinh tế biển nhất là lĩnh vực mới

14/06/2022

TPO - Đến năm 2030, các ngành: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới, sẽ là những mũi nhọn phát triển thành công, đột phá về kinh tế biển.
Mục lục bài viết

    Đây là một trong những nội dung được ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh tại diễn đàn ”Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022”. Diễn đàn tổ chức hôm nay (12/6) tại Phú Yên, nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2022.

    Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 36 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, bên cạnh những kết quả đạt được, ông Tuấn Anh thẳng thắn cho rằng, phát triển kinh tế biển trong những năm qua chưa thực sự ấn tượng.

    Thúc đẩy phát triển 6 ngành kinh tế biển nhất là lĩnh vực mới

    Quy mô kinh tế biển còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý; hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... ở ven biển còn nhỏ, trang bị thô sơ, năng lực còn yếu; môi trường biển biến đổi theo chiều hướng xấu; đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản đang giảm sút nghiêm trọng, thiếu bền vững...

    Những yếu kém trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả các nguyên nhân khách quan từ diễn biến cực đoan trong biến đối khí hậu toàn cầu, song chủ yếu từ những nguyên nhân chủ quan, đó là: Tổ chức, bộ máy quản lý về phát triển bền vững kinh tế biển còn bất cập; nguồn lực để thực hiện các chủ trương, giải pháp và khâu đột phá trong Nghị quyết chưa được bố trí phù hợp; các phương thức quản lý biển mới, tiên tiến còn chậm được áp dụng như: quản trị biển theo không gian, quản lý tổng hợp vùng bờ biển, quy hoạch không gian biển; hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển còn thiếu và chưa đồng bộ.

    Phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển mới

    Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nhấn mạnh, nhiệm vụ trước mắt cần tập trung thực hiện một số nội dung cụ thể như: Cần kiến tạo môi trường chính sách hợp lý cho nền kinh tế biển bền vững, kinh tế xanh để khai thác bảo vệ hiệu quả tài nguyên môi trường phát triển bền vững kinh tế biển, thúc đẩy thu hút, huy động được các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển mới như: điện gió ngoài khơi, nuôi, đánh bắt xa bờ, tập trung thăm dò, khai thác các loại khoáng sản chiến lược…; khẩn trương triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển và hải đảo…

    Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Vùng biển Việt Nam có trữ lượng nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng với 2.040 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao, ngoài ra còn rong biển và trên 600 loài giáp xác, nhuyễn thể.

    Thúc đẩy phát triển 6 ngành kinh tế biển nhất là lĩnh vực mới

    Ngoài ra, vùng biển Việt Nam còn có tiềm năng rất lớn về nông thuỷ hải sản, với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như rong tảo, trai ngọc, tôm hùm, các loại cá biển, nhuyễn thể,… Đây là nguồn cung thực phẩm dinh dưỡng cao, nguồn nguyên liệu và dược liệu phong phú cho công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

    Trước những tiềm năng lớn của kinh tế biển, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, công tác đầu tư thời gian tới sẽ tập trung vào phát triển, hiện đại hóa đô thị biển; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; kết nối phát triển kinh tế biển giữa các địa phương.

    "Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác trên các vùng biển và hải đảo.

    Thúc đẩy phát triển 6 ngành kinh tế biển nhất là lĩnh vực mới

    Quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn để đầu tư khu neo đậu tránh trú bão và các dự án kết cấu hạ tầng ven biển, đảo của các địa phương có biển; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng trong hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nuôi trồng thủy sản xa bờ.

    Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật trong khâu chế biến, bảo quản và xuất khẩu thủy sản, tạo động lực phát triển ngành thủy sản theo hướng tiềm năng, lợi thế. Đầu tư, khai thác có hiệu quả cảnh quan tự nhiên như vũng, vịnh bãi biển, đảo, cụm đảo để khai thác đa dạng loại hình dịch vụ du lịch; nâng cao hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ mát; đảm bảo sự kết nối chuỗi liên kết du lịch giữa các địa phương có biển để khai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi thế vùng biển, ven biển, đảo kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia trên biển", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện