DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Thời đại số : Xu hướng phát triển trong nghành dịch vụ bán lẻ

21/08/2020

“Hiện nay là thời đại bùng nổ về internet và thương mại điện tử, chuyển đổi số chính là mô tả việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt các doanh nghiệp vào một cuộc đua sinh tử”.
Mục lục bài viết

    Đó là nhận định về tương lai số của ngành bán lẻ Việt Nam, Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, tại diễn đàn “Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam: Tương lai thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online” do Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) tổ chức sáng ngày 20/8/2020.

    Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng, “Nếu chậm chân và không kịp chuyển đổi, doanh nghiệp sẽ đặt dấu chấm hết cho sự phát triển của mình trong tương lại. Thêm vào đó, ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng tạo thêm sức ép buộc các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đều phải chuyển mình. Bởi đây là một trong những ngành nghề chịu tổn thất nặng nề về doanh thu, chưa kể nhiều tác động tiêu cực khác”.

    Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam

    Theo phác thảo mô hình chuyển đổi số trong ngành bán lẻ thì phải tập trung vào trải nghiệm của khách hàng và tạo thêm các mô hình chuỗi giá trị số như thu thập dữ liệu khách hàng, của sản phẩm hay địa điểm, biến dữ liệu thành thông tin hiểu biết để rồi biến chúng thành hành động. Từ đó, tạo nên những trải nghiệm số trong cả hành trình mua sắm của khách hàng.

    Trong thời đại số cũng ghi nhận nhiều xu hướng phát triển trong ngành dịch vụ bán lẻ như áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hay IoT để tăng kết nối giữa nhà bán lẻ và khách hàng, tăng hiệu quả với đám mây; đổi mới công nghệ định hình lại tương lai của các cửa hàng thông minh, sử dụng công nghệ cất cánh (AR và VR); áp dụng robot nhiều hơn hay các hình thức mua sắm qua đàm thoại, qua trợ lý ảo phát triển, phát triển các hình thức thanh toán điện tử và thanh toán kỹ thuật số, ứng dụng logistics thông minh hay công nghệ blockchain để cải thiện tính minh bạch của chuỗi cung cứng… 

    Chuyển đổi số là một trong những hành trình tốn kém và phức tạp, cần có sự đầu tư bài bản và lộ trình thích hợp, những việc ưu tiên hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số là đưa tất cả các dữ liệu lên môi trường số, nhà quản lý nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp ở bất kỳ thời điểm nào, tù đó nhanh chóng có các quyết định điều chỉnh. Sau quá trình tối ưu dựa trên dữ liệu số hóa chuyển đổi sang một mô hình kinh doanh mới, một cách thức vận hành mới.

    Như vậy, đầu tiên và cơ bản nhất trong hành trình chuyển đổi số chính nằm ở tư duy “ lưu viết” mọi thứ hoạt động  trong doanh nghiệp.

    Điển hình cho một số thành công trong chuyển đổi số: Unilever, một trong những công ty đa quốc gia lâu đời nhất, sản phẩm bán lẻ có sẳn ở khoảng 90 nước. Hay như Nike, Decathlon Việt Nam, TSN, IKEA, Thế giới di động, Saigon Co.op, Vicommerce- Vinmart. Mặt khác, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt các doanh nghiệp vào cuộc đua sinh tử, cuộc đua này khốc liệt  và là hành trình gian nan đầy thử thách.

    Việc chuyển đổi số được đánh giá là xu thế không thể đảo ngược, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại thất bại do hiểu chưa đúng và chưa sẵn sàng về nguồn lực. 

    Tại diễn đàn, Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đưa ra 05 lý do phổ biến dẫn đến những thất bại trong chuyển đổi số ở cách doanh nghiệp Việt Nam như: Thiếu lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới, thiếu hoặc yếu về một hoặc nhiều năng lực động của tổ chức, chưa xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp phù hợp, hiểu sai về năng lực số, sai lầm trong chiến lược chuyển đổi số.

    Toàn cảnh diễn đàn “Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam: Tương lai thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online”

    Theo khảo sát của Hiệp hội phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), có gần 95% doanh nghiệp ý thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, chỉ có 5,1% trả lời chưa hiểu biết và chưa có hành động gì liên quan tới chuyển đổi số. Song, có 84% doanh nghiệp thất bại khi chuyển đổi số và việc áp dụng công nghệ mới vào doanh nghiệp thường là thất bại. Điều đó đặt ra vấn đề nên bắt đầu từ đâu để có hành trình chuyển đổi số an toàn và hiệu quả và làm thế nào để chuyển đổi số thành công.

    Chuyển đổi số hiện tại đã không còn là vấn đề “có” hay “không” mà là “ như thế nào”. Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam khẳng định “công nghệ và sáng tạo là hai yếu tố tiên quyết để cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam. 

    Dù “số hóa” đến đâu thì doanh nghiệp vẫn có 5 đặc trưng văn hóa vẫn cần giữu gìn và phát huy đó là lấy khách hàng làm trung tâm, định hướng giữu liệu, minh bạch, cộng tác, học tập.

    Nguồn: thuongtruong.com.vn

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện