DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Thanh toán không tiền mặt ngày càng phổ biến

13/06/2020

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Xã hội không tiền mặt: Triển khai chính sách, hướng tới tương lai) do báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức cùng Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Thương mại điện tử và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam vừa tổ chức tại TPHCM ngày 12/6.
Mục lục bài viết

    Nhiều DN mở rộng việc thanh toán không dùng tiền mặt. 

    Thay đổi thói quen thanh toán

    Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch phụ trách phía Nam Hiệp hội Thương mại điện tử VECOM, nhận định, thói quen thanh toán, mua hàng bằng tiền mặt bị COVID-19 làm ảnh hưởng, thay đổi. 

    Theo ông Dũng, khi người dân hạn chế mua sắm tại siêu thị, chợ và tạp hoá. Online là những kênh được lựa chọn thay thế, song song với đó là tích cực thanh toán không dùng tiền mặt hơn. Nếu trước kia sự chuyển đổi này còn khó khăn thì thông qua mùa dịch việc thay đổi tiến hành nhanh hơn do môi trường bắt buộc.Thống kê 4 sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam cho thấy lượng truy cập mua sắm trên sàn thương mại điện tử kể từ khi dịch diễn ra đã tăng hơn 150% so với cùng kì năm 2019.

    Mỗi ngày có khoảng 4 triệu lượt lượng truy cập các sàn thương mại điện tử mua sắm. Đồng thời, lượng tìm kiếm ứng dụng thanh toán tăng vọt gấp đôi đầu mùa dịch. Mùa dịch này đặt hàng và thanh toán trước qua app cũng tăng dần. "Thanh toán không tiền mặt tăng nhưng không đột biến vì chưa có chuẩn bị. Những công ty, người bán hàng đã chuẩn bị cho thanh toán online trở thành những "ngư ông" đắc lợi", ông Dũng nhận định

    Theo ông Dũng, dịch COVID-19 làm thay đổi hoạt động người dân rất nhiều, đặc biệt là trong du lịch, học hành, giải trí, thu nhập, dẫn tới ảnh hưởng đến lượng khách hàng và khả năng chi tiêu trong tương lai. Người bán hàng nên chuẩn bị sẵn sàng những chương trình kích cầu khi dịch kết thúc. Vì thế, ông Dũng cho rằng, dịch COVID-19 đã hình thành thói quen mua sắm online và thanh toán online, thanh toán qua app (ứng dụng),và thói quen ấy sẽ kéo dài sau dịch.

    "Với thị trường internet giá trị trên 20 tỉ USD, trong thời gian sắp tới nếu khuyến khích thanh toán không tiền mặt thì cơ quan quản lý sẽ kiểm soát được thuế, minh bạch thông tin", ông Dũng nhấn mạnh

    Bà Lý Thị Hoài Hương, vụ phó Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân, Tổng Cục Thuế cho biết tính đến cuối năm 2019 đã có 99% doanh nghiệp (DN) trên cả nước đang hoạt động đã đăng ký nộp thuế điện tử với số tiền thuế đã nộp trên 700.000 tỉ đồng. 

    Về triển khai thí điểm hóa đơn điện tử, hết năm 2019, Tổng cục Thuế đã tổ chức hỗ trợ cho các DN tham gia thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Với số lượng DN áp dụng khoảng trên 300 DN, tổng số hóa đơn được xác thực là hơn 8,1 triệu hóa đơn với tổng số doanh thu xác thực là hơn gần 104n tỉ đồng, tổng số thuế GTGT xác thực là hơn 8.000 tỉ đồng. 

    Đã có 53 ngân hàng (trong đó 34 ngân hàng trong nước và 19 ngân hàng nước ngoài) và 12 đơn vị T-VAN (nhà cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu điện tử trung gian) tham gia cung cấp dịch vụ khai, nộp thuế điện tử cho người nộp thuế. 

    Về khai điện tử đối với cá nhân cho thuê nhà hiện đã có trên 62.000 tài khoản đăng ký và hơn 262.000 tờ khai gửi đến cơ quan thuế. Việc triển khai dự kiến áp dụng trong năm 2020 theo tiến độ triển khai nộp thuế điện tử lệ phí trước bạ ô tô, xe máy. 

    Còn nhiều trở ngại

    Mặc dù đã có bước tiến đáng kể, tuy nhiên, theo bà Lý Thị Hoài Hương hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn một số vướng mắc, chẳng hạn việc nộp thuế điện tử đối với cá nhân còn nhiều khó khăn thách thức, khó khăn do rào cản đầu tiên là thói quen của người nộp thuế, ngại tiếp xúc với công nghệ.

    Về phía các cơ quan nhà nước, việc triển khai dịch vụ công điện tử chưa đồng bộ ở các ngành, đơn vị dẫn tới DN gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi không được chấp nhận hồ sơ, chứng từ dùng trong giao dịch với các cơ quan hành chính khác trong khi sự phối hợp giữa các cơ quan vẫn còn bất cập. Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước, cho rằng một trong những điểm nghẽn trong triển khai thanh toán không tiền mặt các bộ ngành chưa có cơ sở dữ liệu tập trung để ngân hàng có thể kết nối vào làm dịch vụ thanh toán.

    Bên cạnh đó cácđơn vị cung cấp dịch vụ chưa sẵn sàng. "Thực tế triển khai cho thấy 6 sở sử dụng 6 phần mềm khác nhau, không theo chuẩn chung nào nên rất mất công. Do vậy cần sự vào cuộc của các sở ban ngành", ông Dũng cho biết.

    Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Kim Anh, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết cơ sở pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện tạo nền tảng cho hoạt động thanh toán nói chung, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ mới trong thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

    Nhờ đó, thanh toán thẻ tiếp tục phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 51,4% về số lượng và 33,8% về giá trị giao dịch trong giai đoạn 2016-2019; đặc biệt, thanh toán trên Mobile cũng có sự tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 85% về số lượng và 158,5% về giá trị giao dịch. 

    Trong thời gian tới, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. 

    Đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 101 về thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành Thông tư hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán với định danh, xác thực khách hành bằng phương thức điện tử (eKYC),.. 

    Tiếp đó, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán online, xử lý tức thời, dịch vụ 24/7 cho mọi đối tượng và người dân;  Đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ, thúc đẩy việc chuyển đổi thẻ Chip, tạo thuận lợi cho việc kết nối với các ngành lĩnh vực khác để cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích, thanh toán phi tiếp xúc và góp phần nâng cao tính an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán thẻ; giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; giám sát hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo hoạt động đúng quy định.

    Nguồn: thuongtruong.com.vn

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện