DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

Các “ông lớn” công nghệ Việt kiếm đậm từ dịch vụ đám mây

11/03/2022

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2020, thị trường điện toán đám mây của Việt Nam đạt khoảng 3.200 tỷ đồng (tương đương 133 triệu USD) 80% thị phần vẫn thuộc về các công ty nước ngoài.
Mục lục bài viết

    Microsoft, Amazon - cú huých tăng trưởng doanh thu ấn tượng nhờ điện toán đám mây

    Theo thông tin được Mobifone tổng hợp, doanh thu quý 4 của Amazon năm 2021 đạt 137 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi thu nhập ròng là 14,3 tỷ USD, tăng 98%. Giống như các khoản tài chính gần đây của Microsoft và Google, hoạt động kinh doanh đám mây của Amazon là động lực chính trong quý.

    Các “ông lớn” công nghệ Việt kiếm đậm từ dịch vụ đám mây

    Doanh thu cho đơn vị dịch vụ đám mây AWS của công ty đã tăng 40% – đạt 17,8 tỷ USD khổng lồ. Hai công ty hàng đầu khác là Google và Microsoft cũng có mức tăng trưởng đám mây đáng kể trong các quý gần đây của họ. Không đứng ngoài "miếng bánh béo bở" điện toán đám mây tiềm năng này, tại Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều "ông lớn" công nghệ "bước chân" vào thị trường.

    "Đầu tàu" điện toán đám mây Việt Nam làm gì để hoà nhập điện toán đám mây thế giới?

     

    Hiện tại, ở Việt Nam các doanh nghiệp Việt chỉ chiếm 19,68% thị phần, các doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 80,32%. Tổng giá trị thị trường điện toán đám mây năm 2020 là 196,11 triệu USD và dự báo năm 2026 là 603,34 triệu USD, tốc độ tăng trưởng đạt 18,8%/năm. Theo đánh giá của Cục Viễn thông được đăng trên VnEconomy, lợi thế của các doanh nghiệp điện toán đám mây Việt là thương hiệu và giá cả phù hợp. Trong báo cáo xây dựng chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Bộ TT&TT có đặt ra mục tiêu 70% thị phần dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam phải thuộc các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.

    Do đó, cuộc chạy đua công nghệ gay cấn thường là nguyên nhân khiến nhiều công ty công nghệ nghĩ đến việc lựa chọn nhiều hơn một đám mây cho các phần mềm và cơ sở hạ tầng của họ – mô hình này thường được biết đến với khái niệm Multi cloud. Sự khác biệt về giá cả, yêu cầu kinh doanh và hệ tính năng là các yếu tố mà các leader thường cân nhắc khi nói đến việc đảm bảo nhu cầu về công nghệ.

    Các “ông lớn” công nghệ Việt kiếm đậm từ dịch vụ đám mây

    Là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây, VNG Cloud đã thể hiện cam kết và gắn bó của mình với mô hình đa đám mây multi-cloud trong nhiều năm qua. VNG Cloud có quan hệ đối tác với Amazon Web Services, Google, VMWare,.. về tính tương tác của đám mây. Ví dụ như, VNG Cloud đã tích hợp thành công giải pháp vCloudcam và phương pháp giám sát video cùng nền tảng điện toán đám mây AWS (Amazon web service), và phát triển tính năng "cảnh báo trượt ngã" tại nhiều doanh nghiệp. Toàn bộ hệ thống giám sát toàn diện được cung cấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam đều được đảm bảo vận hành trên điện toán đám mây Cloud từ VNG. Còn ở các quốc gia khác, mọi công nghệ của vCloudcam đều sẽ tiến hành hoạt động trên cơ sở hạ tầng của AWS.

    Được biết, VNG Cloud cung cấp dịch vụ, sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin để đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số nhằm tăng doanh thu, tối ưu chi phí đầu tư và vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng bằng các giải pháp điện toán đám mây xoay quanh 5 yếu tố cốt lõi đó là tốc độ, mở rộng, linh hoạt, đơn giản và bảo mật.

    Đơn cử, để xử lý việc quản lý các nhu cầu cơ sở hạ tầng ngày càng tăng để chạy phần mềm quản lý hồ sơ khách hàng tại Ngân hàng bán lẻ trở nên quá tải, VNG Cloud chuyển hệ thống sang một đám mây riêng và sử dụng đám mây công cộng để phân tích và chạy machine learning cho các dữ liệu đó. Sự chuyển đổi này vừa đảm bảo tất cả phần mềm, ứng dụng vẫn hoạt động liền mạch vừa cho phép họ mở rộng theo nhu cầu kinh doanh riêng biệt.

    Các “ông lớn” công nghệ Việt kiếm đậm từ dịch vụ đám mây

    Với chiến lược 2022 - 2025, VNG Cloud sẽ mở rộng phạm vi phục vụ cho mọi đối tác doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt mảng Ngân hàng, Giáo dục, Truyền hình,.... Do đó, với việc sử dụng dịch vụ của VNG Cloud, doanh nghiệp sẽ có thể tối ưu những khác biệt trong từng dịch vụ đám mây được cung cấp. Việc phân phối các ứng dụng giữa nhiều nhà cung cấp dịch vụ mang lại tính tiện lợi và khả năng phục hồi cao hơn cho doanh nghiệp khi có sự cố trên hệ thống đám mây. Đây cũng chính là chiến lược trọng tâm cho mảng Multi cloud tại VNG Cloud trong thời gian sắp tới.

    Đáng chú ý, VNG Cloud còn song hành hợp tác với những "ông lớn" công nghệ trong nước như Checkpoint, INTEL để phân phối rộng sản phẩm, dịch vụ, cũng như quản lý và mở rộng mạng lưới partnerhub trên nền tảng marketplace cho các bên "reseller" và "Independent software vendors" có thể mang sản phẩm của mình tới khách hàng dựa trên hạ tầng của VNG Cloud. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng tích cực chiêu mộ những chuyên gia có chứng nhận theo chuẩn thế giới vào làm việc.

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện